7/7/11

MỘT SỐ BÀI THUỐC QUÝ

> Ngải cứu
> An cung ngưu hoàng hoàn
> Đông trùng hạ thảo
> Nghệ đen
> ...

I. NGẢI CỨU - VỊ THUỐC QUÝ CHO CHỊ EM

Ngải nhung: lá Ngải cứu khô tước bỏ cọng và gân lá, vò nhuyễn, rây bỏ phần bột lá, lấy phần tơi xốp mềm như nhung (để chế mồi Ngải hay điếu Ngải) gọi là Ngải nhung.
Ngải cứu
- Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc ASTERACEAE (COMPOSITAE). Ta dùng lá có lẫn một ít cành non phơi hay sấy khô làm vị thuốc mang tên Ngải diệp (lá ngải).
- Ngải cứu là một vị thuốc rất phổ biến, thông dụng cả trong Đông y và Tây y, nó được đưa vào sách Dược điển của nhiều nước trên thế giới, và được coi là mẹ của các loại cây nhờ công dụng y học thần bí của nó.
- Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.
1. Làm thuốc chữa bệnh cho phụ nữ
- Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày có kinh dùng 6-12 gr ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày. Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chữa kinh nguyệt không đều, kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày đang có kinh, dùng 10 gr ngải cứu khô sắc với 200 ml nước, cô lại còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. Nếu khó uống, có thể thêm đường.
Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày là thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
- Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu thì dùng 16 gr ngải cứu, 16 gr tía tô, đổ 600 ml nước sắc còn khoảng 100 - 150 ml, chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày.
- Chữa rong huyết: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi (cây cứt lợn) 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên trì trong 3 - 4 tháng sẽ có hiệu quả.
- Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu khô, rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
- Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá , chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
- Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.
Chú ý: Không nên dùng dài ngày. Thai sản bình thường không nên dùng nhiều.
2. Tăng cường sức khỏe và chữa các bệnh khác
- Tăng cường sức khỏe: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.
- Người Nhật thường có sẵn trong nhà một túi ngải cứu khô để dùng quanh năm. Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.
- Chữa bệnh cảm do thời tiết thay đổi bất thường (nhức đầu, đau mình, sốt nóng, ho hen, tứ chi rã rời, …): Lấy chừng 10 – 20g gải cứu khô, một vài lát gừng, đâm dập, tất cả cho vào ấm, đổ chừng 2 chén nước, nấu sôi còn lại chừng một chén, đem uống nóng, rồi đắp chăn kín chờ ra mồ hôi rồi lau khô.
- Chữa bong gân: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ở chỗ bị bong gân; để khớp bị bong gân nằm yên, kê cao lên; lấy một nắm lá ngải cứu khô (nhiều hay ít tùy vào vùng bị bong gân là rộng hay hẹp), tẩm rượu, bó vào nơi tổn thương. Ngày thay 1 lần.
+ Giảm đau, cơn đau dịu dần và dứt hẳn vào ngày thứ 2-3.
+ Sưng nề và tụ máu dưới da rút đi nhanh chóng.
+ Hồi phục chức năng: Cử động chi sớm. Sau lần bó thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng vì Ngải Cứu làm mềm gân cơ, hạn chế hiện tượng xơ hóa tổ chức, cử động được nhanh chóng.
+ Rút ngắn thời gian điều trị do: Tanin (Ta nanh) có chất chống phù nề; Xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa; Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.
- Chữa hen phế quản bằng cách đốt ngải cứu khô và hít khói. Các nghiên cứu cho thấy khói ngải cứu có tác dụng ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin và ức chế co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Phương pháp này được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác.
3. Công dụng dưỡng da, trị mụn
- Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những người có da nhờn. Mặt khác, ngải cứu còn giúp giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt với những người da khô.
- Trong ngải cứu có một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và lên da non.
- Để tăng lực có thể tắm bằng lá ngải cứu. Có tác dụng lột lớp da chết, làm mềm da, giúp huyết mạch lưu thông tốt, làm dịu các chỗ viêm sưng, trừ rôm sẩy.
- Trong ngải cứu có một chất gọi là tanin, giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác.
Một số cách sử dụng ngải cứu để làm đẹp da
- Đắp ngoài: Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.
- Uống: Lấy ngải cứu đun nước kỹ và chắt uống không. Hoặc có thể sao khô cho vào lọ để pha uống dần như pha chè. Không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên pha một nhúm nhỏ và uống khoảng 200 ml nước ngải cứu. Trà ngải cứu rất tốt cho cơ thể.
- Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
-Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.
4. Món ăn bổ dưỡng
- Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ tử, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
- Gà ta nấu với ngải cứu: Gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu rửa sạch. Cho gà vào nồi rang chín tái rồi cho nước vào đun trong vòng 45 phú. Khi thịt gà chín mềm, cho ngải cứu vào đun sôi, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn nóng, ăn 2lần/ngày. Ăn trong ngày có kinh. Món ăn có tác dụng bổ khí, bổ máu. Những người kinh nguyệt nhiều, hay mất ngủ, bụng dưới đau, sử dụng rất thích hợp.
Các món canh từ ngải cứu
- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
- Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.
- Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt (lông trắng da thịt đen), mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.
- Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Lấy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương sẽ có tác dụng mạnh.
Các món cháo ngải cứu
- Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
- Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.
- Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.
- Cháo ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu cháo nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm dân gian cho thấy hiệu quả cao).
- Cháo ý dĩ, ngải cứu: Ngải cứu tươi 20g, ý dĩ 40g, độc hoạt 15g, gạo tám thơm 70g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm với nước trên thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín là được. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng kinh, kinh thưa, ít, đau mỏi cơ thể khi bị hành kinh. Ngải cứu chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; ý dĩ chữa phù thũng kiết ly; độc hoạt thông kinh có thể chữa các chứng đau mỏi lưng, chân tay đau nhức.
Làm nước uống có lợi cho sức khỏe
- Trà ngải cứu: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày. Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.
- Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 - 8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống.
- Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.
- Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml sắc còn 100ml, uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.
- Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g, nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).
- Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi. Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”...
- Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống: lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.

II. AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN - ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG BẮC KINH
Phương thuốc “An cung ngưu hoàng hoàn” bắt nguồn từ thời “Thanh” (nghiên cứu về điều trị trúng gió). Nhà máy đã có hơn 100 năm lịch sử sản xuất loại thuốc này. Do công nghệ kỹ thuật tinh vi, chất lượng cao, hiệu quả rõ rệt, năm 1979 đã giành giải Vàng chất lượng (Quốc gia), năm 1994 được thành phố Bắc Kinh tặng danh hiệu “Sản phẩm nổi tiếng”.
“An cung ngưu hoàng hoàn” có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn an, dùng để trị các chứng bệnh sau khi sốt cao như cơ thể và chân tay buồn mỏi, đầu óc không minh mẫn, nói ngọng và nói nhịu. Điều chế “An cung ngưu hoàng hoàn” lấy dược liệu thanh nhiệt giải độc là chính, có pha trộn với các dược liệu khác như hương liệu và an thần, chế thành viên tễ (lớn) mang tính giải nhiệt và trấn tĩnh hoảng loạn. Do “An cung ngưu hoàng hoàn” có tác dụng rất nhanh, hiệu quả rõ rệt cho nên trong lịch sử là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị các dịch bệnh. Hiện nay theo lâm sàng Trung y vẫn là loại thuốc được dùng cấp cứu những bệnh nhân sốt cao.
Qua nghiên cứu thử nghiệm khoa học hiện đại cho thấy “An cung ngưu hoàng hoàn” không có phản ứng độc tính. Có tác dụng dược lý trấn tĩnh, chống kinh sợ, giải nhiệt, kháng viêm cũng như điều trị tình trạng thiếu máu cục bộ não và tăng thêm lưu lượng máu lên não. Quan sát qua điều trị lâm sàng đối với những bệnh nhân trúng gió (tai biến, đột quỵ) cho thấy đạt hiệu quả tới 96,67%; đối với những người đột quỵ do sốt cao có hiệu quả tới 100%. Tại các đơn vị y tế thường dùng “An cung ngưu hoàng hoàn” để cấp cứu lâm sàng đối với các loại bệnh viêm màng não (dịch), viêm màng não dạng B, tai biến mạch máu não, viêm phổi ác tính, trĩ ác tính, hôn mê và sốt cao.
Sản phẩm có các chất Chu sa, Hùng hoàng. Chu sa có tác dụng thanh tâm, trấn tĩnh, an thần, giải độc; Hùng hoàng có tác dụng giải độc, gây toát mồ hôi và trừ viêm. Hai thành phần này có tác dụng chủ yếu trong An cung ngưu hoàng hoàn. Thành phần chủ yếu của Chu sa và Hùng hoàng lần lượt là sulfur và sulfat, có độc tính nhất định, nhưng trong quá trình sản xuất được xử lý bằng công nghệ nghiêm ngặt và trên cơ sở bảo quản hữu hiệu nên đã trừ khử được độc tính này. Người bệnh khi sử dụng cần phải theo chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, còn phải chú ý:
1. Người bệnh không có biểu hiện rõ ràng của bệnh sốt cao, hôn mê không được dùng.
2. Không thể uống quá liều và uống dài ngày. Sau khi bệnh đã qua cơn nguy hiểm cần điều trị theo đúng bệnh.
3. Phụ nữ có thai và những người bị tổn thương chức năng thận cần thận trọng khi sử dụng.
4. Khi uống không được làm cho thuốc quá nóng lên, nên dùng nước ấm để uống.
5. Không được bảo quản thuốc ở nhiệt độ cao (trên 40 độ C) mà bảo quản thuốc ở khoảng 20 độ C là thích hợp.
Xưởng sản xuất thuốc Đồng Nhân Đường (Bắc Kinh) chấp hành nghiêm chỉnh “Quy định quản lý chất lượng sản xuất dược phẩm” của Bộ Y tế Trung Quốc (GMP) từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến khi sản phẩm xuất xưởng đều theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được kiểm nghiệm trực tiếp. Kết hợp hữu cơ giữa kỹ thuật chế dược truyền thống với kỹ thuật khoa học hiện đại, áp dụng biện pháp và máy móc kiểm nghiệm sản phẩm tiên tiến bảo đảm chất lượng sản phẩm “An cung ngưu hoàng hoàn”.
“An cung ngưu hoàng hoàn” của xưởng sản xuất thuốc Đồng Nhân Đường Bắc Kinh vốn sử dụng thương hiệu “Lý Thời Chân”. Hiện nay đã thay đổi thành thương hiệu Đồng Nhân Đường, chuyên dùng cho xuất khẩu.

CÔNG TY HỮU HẠN CỔ PHẦN ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG BẮC KINH

NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG

Địa chỉ: 46, Phố XiDaMo, Q. Sùng Văn, TP. Bắc Kinh. Tel: 67025631. Postcode: 100051. Cable: 1575


Hiện nay trên thị trường Trung Quốc có nhiều nguồn cung cấp ACNHH cũng như xuất hiện rất nhiều hàng nhái, hàng giả, và hàng có xuất xứ từ các địa chỉ Đồng Nhân Đường khác nhau. Vì vậy người mua cần phải thận trọng trước khi lựa chọn dùng sản phẩm.



III. ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO - VỊ THUỐC CHỮA BỆNH TOÀN DIỆN NHẤT
- Đông Trùng Hạ Thảo (ĐTHT) là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. ĐTHT chỉ được tìm thấy vào mùa hè ở một số cao nguyên (từ 3500 đến 5000m). Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Côn Minh,... trong đó loại mọc tự nhiên ở vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên được cho là tốt nhất.
- Các phân tích hóa học đã cho thấy trong ĐTHT có rất nhiều hoạt chất quý, có giá trị dược liệu thần kỳ. Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học Trung Quốc đã chứng minh được rằng mọi hoạt chất đều nằm trong phần Hạ Thảo, vì thế mùa thu hoặch dược liệu quý này chủ yếu là vào mùa hè (tháng 6 và tháng 7).
- ĐTHT là một trong những vị thuốc đại bổ (theo các nghiên cứu đánh giá thì dược tính của ĐTHT còn mạnh hơn nhân sâm nhiều lần: dùng 0.85 gam ĐTHT có giá trị tương đương với 50 gam nhân sâm), các nghiên cứu đều xác định vị thuốc này hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. ĐTHT loại hảo hạng được cho là vị thuốc Đông Y quý hiếm nhất và có giá bán đắt nhất trên thế giới hiện nay.
- ĐTHT được coi là vị thuốc toàn diện nhất về công năng chữa bệnh, có tác dụng tăng cường sinh lực, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật, nâng cao chức năng tình dục ở cả nam và nữ, làm giảm LDL-cholesterol máu, v.v.v… Trong cuốn sách “Đông Trùng Hạ Thảo” của Nhà xuất bản Y Học Việt Nam cũng có nói đến công trình nghiên cứu nhiều năm của nhiều GS, TS về công dụng “hỗ trợ điều trị các bệnh, ung thư, virus, đái tháo đường, suy giảm tình dục và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới ở Việt Nam”. Ngoài ra ĐTHT còn có tác dụng rất tốt với các chứng bệnh khác nhau như viêm gan mãn tính, cao huyết áp, suy thận mãn tính, rối loạn lipid máu, viêm khí quản, rối loạn nhịp tim, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 3 - 8 mm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng. Chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Hàng thật và hàng giả
- Vì đông trùng hạ thảo có giá trị kinh tế rất cao, do đó ở một số vùng ở nước ngoài Trung Quốc người ta thường làm giả bằng cách dùng các con "nhộng cỏ" Cordyceps millitaris (L.) Link, rồi qua gia công chế tác để nó giống với vị đông trùng hạ thảo chính danh. Hàng giả còn được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch, thậm chí được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao. Vì vậy, người mua cần phải đặc biệt chú ý cách phân biệt.
- Cách nhận biết ĐTHT giả:
+ ĐTHT giả làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch: quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt rất giòn, mặt cắt có màu trắng.
+ ĐTHT giả làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao: được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.
- Cách phân biệt khác:
+ ĐTHT thật: Khi nhai không dính răng; Vị ngọt nhạt, thơm hơi hăng; Thân dai (không giòn), khi cắt mặt bên vòng ngoài màu ngà vàng hơi dai; Hình dạng tự nhiên, đa chủng loại, con to con bé khác nhau; Dùng kính lúp soi thấy rõ có hai mắt và mồm nhỏ nhô ra như mắt cào cào; Phần nấm tiếp giáp với đầu con sâu Hạ Thảo có khậc hơi nâu đen do gốc nấm hình thành tạo ra; Đặc biệt là dạng nấm thân thảo tự nhiên ký sinh trên sâu non, nên ngâm cồn (rượu) không bở mà vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu.
+ ĐTHT giả: Khi nhai thường bị dính răng; Vị ngọt đậm, không có mùi thơm mà thường chỉ có mùi tanh; Giòn dễ gẫy; Thân màu trắng nhạt, giữ thân và ke bụng con sâu (giả) màu như nhau; Hình dạng duỗi thẳng đều nhau do làm từ máy công nghiệp và máy ép màng; Dùng kính lúp soi thấy không có mắt và mồm (hoặc ko rõ, vì mắt và mồm rất nhỏ nên khó làm giả); Không thấy phần tiếp xúc giữa nấm thảo dược và sâu non (không có khậc); Đặt biệt là khi ngâm ĐTHT giả vào cồn hoặc rượu một thời gian ngắn thường sẽ bị phân hủy không còn giữ nguyên hình dạng ban đầu.
- ĐTHT thật cũng có 2 loại, đó là loại thu hái trong tự nhiên (quý hiếm hơn) và loại nuôi trồng, trong đó ĐTHT sống trong tự nhiên chân rất to như chân con tằm, còn ĐTHT nuôi nhân tạo do không vận động nên bộ chân rất nhỏ.
Đông trùng hạ thảo Việt Nam
- Ở nước ta, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhân dân hay sử dụng một loại sâu khác, với cùng tên ĐTHT. Loài sâu này sống trong thân "cây chít" (còn gọi là "cây đót", "cây le", "cây cỏng" - một loại lau vẫn cho lá để gói bánh tro, bông dùng làm chổi quét bụi bàn ghế hay chổi quét vôi).Vào những tháng 11-12, ở những cây chít bị cụt ngọn, trong thân thường có những "con sâu" mà người ta gọi là ĐTHT. Thực ra, đó chỉ mới là nhộng của loài sâu Brihaspa atrostigmella. Sâu này đẻ trứng ở vỏ cây, nhộng nở ra chui vào và sống trong thân cây qua mùa đông. Loài nhộng này có màu trắng vàng, dài khoảng 35mm. Khi khai thác, người ta thả sâu vào chậu nước muối để rửa cho sạch, sau đó đem rang hay sấy khô. Tiếp theo lại tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng mới ngâm sâu vào rượu để làm thuốc bổ. Trong rượu này có các chất béo nổi lên như mỡ, giống như trong nước luộc gà. ĐTHT Việt Nam mặc dầu là loài khác, nhưng trong dân gian cũng dùng như ĐTHT thật. Đã có một công trình nghiên cứu của TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội về loài sâu chít này và kết quả nghiên cứu đã khẳng định loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, nên hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu tốt, có công dụng kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Thị trường Đông trùng hạ thảo
- Trên thị trường hiện nay, có các loại ĐTHT đã bào chế và ĐTHT nguyên con, giá thì dao động từ hơn chục triệu đến vài trăm triệu một kg. Vì giá trị cao ngất ngưởng như vậy nên đông trùng hạ thảo là dược phẩm cao cấp được làm giả nhiều nhất. Vấn đề ở chỗ phần lớn người mua đều không có kinh nghiệm nhận biết đâu là hàng thật hàng giả, thậm chí cả người bán hàng hay các thầy thuốc đông y cũng rất khó để phân biệt được đâu là hàng chất lượng cao, thu hái tự nhiên hay nuôi trồng nhân tạo.
- Theo thông tin được biết, ĐTHT nuôi trồng nhân tạo ở Trung Quốc có giá xuất xưởng khoảng 50 triệu VNĐ/kg, đến tay người tiêu dùng thì lên khoản 75 triệu VNĐ/kg (năm 2008). Và vì ĐTHT thu nhặt chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, quá trình thu hái và chế biến lại rất công phu, nên nó có giá rất cao, loại bình thường cũng có giá gốc khoảng 450 triệu VNĐ/kg. Còn ở ở nhiều nơi trên thị trường Việt Nam hiện nay, ĐTHT chỉ có giá từ 20 – 25 triệu VNĐ/kg.
- Có nhiều loại sản phẩm từ ĐTHT được bán trên thị trường, đó là ĐTHT dạng viên, ĐTHT dạng nước, rượu ĐTHT,… có chứa hoạt chất được tách chiết từ ĐTHT thật nguyên con (nhưng không rõ hàm lượng hoạt chất là bao nhiêu), và tất nhiên thì bã của nó có thể sẽ được “chế lại”, được rao bán với giá khoảng 30 triệu/kg. Trường hợp này thì ngay rất khó để phát hiện ra đâu là hàng đã bị chiết tách hết dược chất. (Giống như tình trạng của Nhân Sâm - dược liệu đôi khi chỉ còn là rác). Ngoài ra, chất bảo quản dược liệu cũng là một vấn đề cần phải nhắc đến, nó có thể biến những vị thuốc thành mầm bệnh, tích tụ qua thời gian dài trong quá trình điều trị các bệnh mãn tính, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người sử dụng.
- ĐHHT nguyên con hiện được bày bán nhiều nhất ở các chợ An Đông, chợ Bình Tây, đường Triệu Quang Phục, khu phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông (Q.5 TPHCM), hay phố Lãn Ông, phố Thuốc Bắc (TP Hà Nội), và đây cũng được xem là những trung tâm mua bán thảo dược sầm uất nhất. Vì công nghệ làm ĐTHT giả ngày càng tinh vi nên để tránh mua phải hàng giả, hàng chất lượng thấp thì người tiêu dùng cần đến các địa chỉ có uy tín và nhờ người có nhiều kinh nghiệm mua giúp.
- Một số loại thực phẩm chức năng từ ĐTHT được bán trên thị trường:
+ Đông trùng hạ thảo OAKE
+ Nước đông trùng hạ thảo
+ Bột đông trùng hạ thảo
+ Nam dược X-men
+ Care Plus - Đông trùng hạ thảo Hàn quốc
+ Viên ĐTHT Hàn Quốc
+ Vitalex – SP của Mỹ
+ V.v.v…
Tuy nhiên, thành phần ĐTHT có trong các loại TPCN này chính xác là bao nhiêu phần trăm thì vẫn là một ẩn số đối với người tiêu dùng.
- Các món ăn và bài thuốc với ĐTHT:
+ Hầm với sườn heo: 6 gr - 9 gram ĐTHT, nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12 gram) và một lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày. Món này có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên...
+ Hầm với thịt dê: Nguyên liệu cần 18gr ĐTHT, độ nửa kg thịt dê, 30gr hoài sơn, 15gr câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ; Cách làm: rửa sạch thịt dê, cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. ĐTHT, kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 - 3 lần. Có công dụng trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng.
+ Canh thịt gà - đông trùng hạ thảo: thịt gà (đã bỏ xương) 300g, đông trùng hạ thảo 4g, gia vị, rượu, nước đủ dùng. Thịt gà rửa sạch, thái hạt lựu, ướp gia vị, rượu. Đông trùng hạ thảo rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 2 giờ. Cho tất cả các thứ trên vào nồi, đổ nước, hầm đến khi thịt gà chín nhừ là dùng được.
+ Trùng thảo - Gà: 4-6 nhánh ĐTHT, gà đen 1 con, làm sạch lông, moi hết phủ tạng, hầm chung húp nước, ăn cái. Phương thuốc này có tác dụng bổ thận trợ dương, chữa trị các chứng đầu óc choáng váng, trí nhớ giảm sút, tim đập dồn dập, nhìn đồ vật mờ ảo, chập chờn, cơ thể suy nhược dễ cảm cúm, đổ nhiều mồ hôi, sợ lạnh...
+ Tần với vịt: Nguyên liệu cần một con vịt mái, 10 gram ĐTHT, mấy lát gừng tươi, gốc hành, 15ml rượu, cùng các gia vị; Cách làm: vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra. Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt, khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu. Đem thố chưng đến khi vịt chín. Món này có công dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, bổ phế thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh...
+ Vịt hấp Đông trùng hạ thảo: Cần 8-10 cọng ĐTHT, vịt già 1 con, rượu, gừng, hành, bột tiêu, muối ăn mỗi thứ lượng vừa đủ. Vịt bỏ nội tạng và chân móng, rửa sạch, trần qua nước sôi, lấy ra để ráo. ĐTHT rửa sạch bằng nước ấm. Hành, gừng xắt sẵn. Dùng dao rạch một đường từ đầu đến cổ vịt, nhét ĐTHT và trong rồi khâu lại, dùng lượng đông trùng hạ thảo còn lại cùng gừng, hành đặt trong bụng vịt, cho vào thau sành, đổ thêm canh ngon, nêm thêm muối, bột tiêu, rượu, dùng giấy dán kín miệng thau, cho vào nồi hấp khoảng 2 giờ.Tác dụng bổ phế thận, ích tinh tủy, thích hợp trị các chứng ho suyễn hư lao, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, liệt dương di tinh, lưng gối yếu, bệnh lâu không hồi phục...
+ Trùng thảo - Vịt: Dùng 3-5 nhánh ĐTHT, 1 con vịt đực già, hầm chung, húp nước súp, ăn cái.Phương thuốc này có tác dụng từ âm bổ thận, điều trị thích hợp các chứng váng đầu hoa mắt, ù tai điếc tai, đau răng, phiền muộn mất ngủ, lòng bàn chân bàn tay nóng ran, ho hụt hơi, lưng hông và các khớp xương đau nhức...
+ Cháo trùng thảo: ĐTHT 6g, bạch cập 10g, gạo ngon 50g, đường phèn, nước đủ dùng. ĐTHT, bạch cập sao khô, nghiền nhỏ thành bột. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo chín đổ bột trùng hạ thảo và bạch cập vào nấu sôi rồi cho đường phèn vào. Ăn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong vòng 1 tuần.
+ Canh tôm nõn - ĐTHT: 10g ĐTHT, tôm nõn 30g, gừng, muối, nước đủ dùng. Rửa sạch ĐTHT, tôm nõn, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi, chín trong vòng 30 phút rồi cho gừng, gia vị là dùng được. Khi dùng, ăn cả nước lẫn cái.
+ Canh đông trùng hùng áp: ĐTHT 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ ĐTHT vào trong bụng, hầm nhừ, cho gia vị, ăn thịt, uống nước, mỗi tuần một lần. Công dụng: Bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.
+ Canh đông trùng thai bàn: ĐTHT 10-18g, nhau thai tươi nửa cái, hầm nhừ rồi cho thêm gia vị ăn mỗi tuần một lần. Công dụng bổ phế thận, ích nguyên khí dùng cho người bị suy nhược, mộng di hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm.
+ Trùng thảo - Nhau thai:10-20 nhánh ĐTHT, 1 chiếc nhau thai tươi (nhau thai sinh con so), cùng hầm cách thủy để ăn. Phương thuốc này có tác dụng đại bổ âm dương, rất công hiệu trong điều trị các chứng suy nhược lâu sau khi ốm dậy, khí huyết kém, đổ mồ hôi trộm, lưng hông và các khớp xương nhức mỏi, hơi thở hổn hển, đầu váng, mắt hoa...
+ Trùng thảo - Cơm: 1-2 nhánh ĐTHT, rửa sạch, hấp cơm chín, ăn. Phương thuốc này có tác dụng điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả.
+ Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương.
+ Rượu lộc nhung trùng thảo: Nhung hươu 20g, ĐTHT 90g ngâm trong 1,5 lít rượu tốt trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30ml. Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục.
+ Rượu kỷ tử trùng thảo: Kỷ tử 30g, ĐTHT 30g ngâm trong 0,5 lít rượu trắng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15 ml. Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết.
+ Trà trùng thảo nhân sâm: ĐTHT 5g, nhân sâm 3-5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trà trong 10 ngày. Công dụng: ích khí tráng dương, dùng cho người liệt dương, di tinh.

IV. NGHỆ ĐEN
(đang cập nhật ...)